Nghị
quyết này có nhiều nội dung liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự cần được
lưu ý.
1. Quyết định
lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án, tại Điều 13 Nghị quyết quy định
a) Khi giải quyết
vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về
tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án thì Tòa án phải quyết định
trong bản án hoặc quyết định (Phần quyết định) như sau:
Đối với trường hợp
chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi
thì quyết định kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi
hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn
phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với
quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định
theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 (trường hợp các bên có thoả thuận
về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất
thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1
Điều này tại thời điểm trả nợ) của Bộ luật Dân sự năm 2015 (khoản 1 Điều 468 Bộ
luật dân sự 2015 quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận: Trường hợp các
bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá
20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định
khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ
họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được
quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực).
- Đối với trường
hợp khoản tiền phải thu nộp vào ngân sách Nhà nước mà pháp luật có quy định
nghĩa vụ trả lãi; hoặc khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; hoặc trường
hợp chậm thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong hoặc ngoài hợp đồng khác mà các
bên không thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ
động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của
người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành
án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền
lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357
(Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. (1) Trường hợp bên
có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả
tương ứng với thời gian chậm trả. (2) Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được
xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được
quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này), Điều 468 của Bộ luật
Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
b) “Mức lãi suất
hai bên thỏa thuận” hướng dẫn nêu trên là mức lãi suất nợ quá hạn các bên thỏa
thuận trong hợp đồng hoặc tại Tòa án. Trường hợp, các bên không có thỏa thuận về
mức lãi suất nợ quá hạn thì mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức lãi suất
trong hạn.
2. Mức lãi suất
các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật cũng được Nghị
quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi
phạm trong hợp đồng vay tài sản; lãi suất trung bình trên thị trường; quyết định
lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án. Hợp đồng vay tài sản hướng dẫn
trong Nghị quyết này bao gồm hợp đồng cho vay tài sản là tiền giữa tổ chức tín
dụng với khách hàng (sau đây gọi là hợp đồng tín dụng) và hợp đồng vay tài sản
là tiền giữa cá nhân, pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng với nhau (sau
đây gọi là hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng).
3. Nghị quyết
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2019. Đối với những vụ án hình sự,
hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
đã được Tòa án thụ lý trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực nhưng kể từ ngày
Nghị quyết này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết. Đối với những vụ án hình sự, hành
chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
đã được Tòa án thụ lý giải quyết và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng
dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trừ
trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo căn cứ khác.
Nguyễn Đình Khánh –Phòng 8 (Sưu tầm)